Tin tức

Hơn 90% học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn TP.Hà Nội đến trường trong ngày đầu tiên học tập trung

Làm thế nào để không 'dăm bữa nửa tháng' đóng - mở cửa trường liên tục như trước?

Theo dõi Top Đà Nẵng trên Google News
Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Từ cuối học kỳ 2 của năm học trước đến học kỳ 2 năm học này, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của Hà Nội mới được trở lại trường. Tuy nhiên, làm thế nào để không phải đóng - mở cửa trường liên tục như trước?

Lo cổng trường lại “đóng sập” vì có F0

Đến thời điểm này, phần lớn phụ huynh Hà Nội ủng hộ việc cho con quay trở lại trường học, nhưng điều họ lo lắng nhất là việc mở cửa trường thiếu ổn định, bền vững như thời gian qua thí điểm ở khối lớp 12.

Một phụ huynh có con học lớp 12 Trường THPT Quang Trung (Q.Đống Đa) cho biết: “Cuối năm 2021, Hà Nội cho học sinh (HS) lớp 12 đi học 1 tuần 3 buổi, tuy nhiên được 1 tuần thì Q.Đống Đa nâng cấp độ dịch lên mức nguy cơ cao, trường học phải đóng cửa, vài tuần sau quận giảm cấp độ dịch, HS lại đi học…”.
Ở khía cạnh khác, một số trường có F0 trong trường học thời gian qua cũng “đóng sập” cổng trường, một HS là F0 nhưng toàn trường phải ở nhà học trực tuyến…

Lần này, điểm mới trong xử lý F0 trong trường học mà Sở GD-ĐT và Sở Y tế Hà Nội quy định là khoanh vùng nhỏ nhất nhằm không để xảy ra tình trạng vì một HS mà cả lớp, cả trường phải dừng học.

Sở GD-ĐT lưu ý các trường nếu phát hiện HS là F0, giáo viên cần bình tĩnh, không làm HS hoảng sợ. Những HS là F1, nhà trường sẽ báo cáo cơ quan y tế cho đi xét nghiệm và chuyển học trực tuyến; còn lại theo dõi sức khỏe, nếu không có bất thường thì hôm sau vẫn tiếp tục được đến trường.

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng việc thay đổi là cần thiết vì nếu vẫn xử lý như trước sẽ gây ra những bất ổn trong dạy và học khi việc mở cửa trường không biết kéo dài được bao lâu.

Không thể mở 'dăm bữa nửa tháng' rồi lại đóng cửa trường
Hơn 90% học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn TP.Hà Nội đến trường trong ngày đầu tiên học tập trung/ ĐẬU TIẾN ĐẠT

Không “bỏ rơi” học sinh F0, F1

Ghi nhận ngày đầu tiên HS từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn TP.Hà Nội đến trường cho thấy hầu hết đều đạt tỷ lệ rất cao, hơn 90%; số HS tự ý ở nhà vì lo lắng dịch bệnh không nhiều.

Ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (Q.Tây Hồ), cho biết gần 100 HS của cả 3 khối lớp 7, 8, 9 chưa thể đến trường vào những ngày đầu tiên. Nhà trường tổ chức mỗi khối một lớp học trực tuyến để giúp các em này không bị gián đoạn việc học.

Tại Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Q.Hoàn Kiếm), sáng đầu tiên chỉ có 8 HS là F0 và 38 HS là F1 của nhà trường không thể tới lớp. Thầy cô vẫn dạy trực tuyến cho các em.

Bà Ngô Hồng Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Lâm (Q.Long Biên), cho biết có 30 HS của trường không đi học trực tiếp. Nhà trường đã lắp đặt thiết bị tại các phòng học để giáo viên dạy song song hai hình thức, nhờ vậy các HS này vẫn được học trực tuyến cùng nội dung với các bạn trên lớp.

Theo UBND Q.Long Biên, 99% phụ huynh có nguyện vọng cho con đi học trực tiếp, 176 HS (tỷ lệ 0,1%) chưa tiêm vắc xin do có bệnh lý nền, cha mẹ muốn cho học trực tuyến. 100% các trường ở địa bàn quận đều lắp đặt trang thiết bị để có thể dạy học cả trực tiếp và trực tuyến, giúp HS chưa thể đến trường vẫn được học cùng các bạn.

Các cơ sở giáo dục đều bày tỏ mong muốn Sở GD-ĐT sớm có hướng dẫn cụ thể về công tác bán trú, học 2 buổi/ngày để nâng cao chất lượng dạy học và thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón con, nhất là khi trường tiểu học, mầm non được mở cửa trở lại.

Chưa vội dạy kiến thức mới

Trường THPT Anhxtanh cho biết theo tiến độ chương trình giáo dục của nhà trường thì 2 tuần nữa HS sẽ phải kiểm tra giữa kỳ. Tuy nhiên, do thời gian học trực tuyến quá dài, cần thời gian cho cuộc sống, tâm lý, sức khỏe dần trở lại bình thường nên nhà trường sẽ lùi thời gian kiểm tra giữa kỳ thêm 2 tuần, nghĩa là 4 tuần nữa HS mới phải làm bài kiểm tra này.

Nhà trường cũng yêu cầu trong 4 tuần này, các thầy cô sẽ không dạy kiến thức mới, tập trung vào việc ôn tập, rà soát lại toàn bộ chương trình đã học...

Ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (Q.Tây Hồ), cho hay buổi học đầu tiên, nhà trường sẽ dành 2 tiết đầu để giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ học trò, giúp các em không áp lực khi vừa đến trường. Bên cạnh đó, có các biện pháp bù đắp kiến thức cho HS sau thời gian dài học trực tuyến.

Nhiều giáo viên cũng chia sẻ, do học trực tuyến kéo dài, buổi học đầu tiên cho thấy không ít HS có biểu hiện “quên” kỹ năng học trực tiếp, đó là phải nghe giảng, ghi bài đầy đủ; không được tra Google trong giờ học, phải ghi chép thay vì chụp màn hình bài giảng cô đưa lên… Do vậy, phải dành thời gian để HS làm quen trở lại với cách học trực tiếp, chịu khó tương tác với giáo viên, bạn bè nhiều hơn; việc mở cửa trường cũng phải được duy trì ổn định để HS không phải thay đổi liên tục các hình thức học tập, dẫn đến tâm lý chán nản.

Theo Thanhnien

tinh bột nghệ đà nẵng

Công ty vệ sinh công nghiệp 5S

Tin thời sự nổi bật

logo quehuongngaynay

Liên hệ quảng cáo

 Hotline: 0905.101.201

Email: topdanang.vn@gmail.com

qrcode 7892223

©2024 TOPDANANG.VN giữ bản quyền website này. Liên hệ quảng cáo 0905.101.201

Search

icon zalo
messenger facebook
Don't have an account yet? Register Now!

Sign in to your account