Giáo viên nhiễm nCoV phải dạy online tại nhà, trong khi học sinh vẫn học trực tiếp ở trường là thực tế đang diễn ra tại nhiều nơi.
Nhận kết quả dương tính SARS-CoV-2 sau khi kết thúc 5 tiết học buổi sáng 18/2, cô Nguyễn Quỳnh Chi (39 tuổi), giáo viên một trường THCS quận Đống Đa, Hà Nội vội vàng thông báo lên nhóm lớp chủ nhiệm và các lớp khác để phụ huynh, học sinh biết.
Ngôi trường nơi nữ giáo viên làm việc đang tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ cho giáo viên sau 2 tuần mở cửa trở lại. Cô Quỳnh Chi không rõ nguồn lây nhiễm COVID-19 từ đâu. "Tôi không hoảng loạn khi bản thân là F0 nhưng lại thấy buồn và áy náy vì việc này vô tình liên luỵ đến học sinh, đồng nghiệp. Rất may họ động viên tôi sớm chiến thắng COVID-19 để quay trở lại trường", cô Chi nói.
Giáo viên F0 dạy online
Hiện sức khoẻ của cô Chi ổn hơn, chỉ thỉnh thoảng bị ớn lạnh. Các tiết dạy học của cô vẫn diễn ra đúng theo thời khoá biểu của nhà trường, nhưng là dạy trực tuyến tại nhà cho học sinh học trực tiếp tại lớp.
Một tiết học online đặc biệt, khi học sinh đến trường. (Ảnh minh hoạ: N.A)
Hình thức dạy học trực tuyến không quá lạ lẫm vì cả cô và trò từng trải qua gần học kỳ. Nhưng cảm giác cô dạy online cho học sinh ở lớp lại rất khác biệt. Việc dạy trực tuyến của cô gặp khó khăn về kết nối và đường truyền. Một tiết học diễn ra với 3 điểm cầu. Điểm cầu thứ nhất là tại nhà cô giáo. Cô thuần thục các kỹ năng dễ dàng kết nối thiết bị, phần mềm Zoom. Điểm cầu thứ 2 ở trường phải nhờ đến sự hỗ trợ từ giáo viên, cán bộ tin học khác vì các em chưa thể tự sắp xếp, mở máy tính, máy chiếu ở lớp. Điểm cầu thứ 3 là những học sinh F1 đang tự cách ly ở nhà. Vì vậy, mỗi tiết học đều phải mất 10 - 15 phút đầu giờ để kết nối.
"Cùng với đó, đường truyền mạng ở trường khá chập chờn, nhiều khi trong tiết dạy cô giáo hăng say nói, thấy lớp im lặng tưởng học sinh đang nghe giảng, nhìn lại mới biết mạng quay mòng mòng bị đứng hình từ lâu mà không biết. Hay nhiều khi do hệ thống loa phát trong phòng học quá bé, cô phải cố gắng nói thật to như hét vào mic và lớp phải thật im lặng mới có thể nghe hết bài giảng", cô Chi nói và hy vọng bản thân sẽ sớm khoẻ lại để có thể đến trường dạy học trực tiếp, đảm bảo chất lượng, tiến độ học tập.
Tương tự, cô Phạm Trần Thanh Huyền, giáo viên THPT Hoàng Cầu không may là F0 từ thứ Tư tuần trước. Các tiết dạy của cô bất đắc dĩ chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến tại nhà, còn học sinh thì vẫn đến trường học như bình thường. "Thiệt thòi nhất là học sinh, muốn đến trường để học trực tiếp nhưng nay cô giáo lại ở nhà dạy online. Tôi luôn động viên học sinh cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn này. Đây cũng là kỷ niệm đặc biệt không phải ai cũng được trải qua", cô Huyền tâm sự.
Các tiết học tại lớp vẫn diễn ra bình thường. Cô tập trung dạy hết những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, còn lại sẽ giao bài tập về nhà. Để tránh thiệt thòi cho học sinh khi không có người hướng dẫn trực tiếp tại lớp, cô quay video bài giảng, giải thích cặn kẽ từng mảng kiến thức rồi đăng lên nhóm lớp để các em tiện theo dõi lại sau các giờ học. Đây chỉ là giải pháp tình thế, trong hoàn cảnh dịch bệnh, số học sinh và giáo viên F0, F1 vẫn tiếp tục tăng. Việc bao quát học sinh qua màn hình khó đảm bảo.
Trở ngại lớn nhất là đường mạng nhà cô và trường chưa thật sự ổn định khiến việc học thường xuyên bị ngắt quãng. "Với những môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, việc dạy gặp khó khăn vì khi các em lên bảng trả lời sẽ phụ thuộc vào camera nét hay không, vị trí đặt gần hay xa. Đặt xa thì bao quát được bảng nhưng cô sẽ không nhìn rõ bài làm của các em. Bất cập hiện này chưa tìm được cách tối ưu khắc phục", cô Huyền cho hay.
Bị mắc COVID-19 nhưng may mắn sức khoẻ của cô không bị ảnh hưởng nhiều. Nữ giáo viên cố gắng dành tối đa thời gian nghỉ ở nhà để giải đáp các thắc mắc của học sinh. Cô còn gọi điện thoại riêng đgiải thích cho từng em những kiến thức còn mơ hồ. "Thời gian học kỳ 2 không còn nhiều, tôi lo nhất là học sinh lớp 12 đang ở giai đoạn chạy nước rút cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 2022 nên cố gắng bù đắp kiến thức nhiều nhất có thể cho các em", cô nói và hy vọng dịch sớm hạ nhiệt, cô trò trở lại nhịp học bình thường.
Thiếu giáo viên dạy học
Ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, khi học sinh đi học trở lại, nhà trường tổ chức mỗi khối 1 lớp học trực tuyến dành cho học sinh F0, F1. Tuy nhiên, sau 1 tuần số học sinh là F0, F1 tăng, nhiều giáo viên và học sinh F0 nên trường phải chuyển phương án tổ chức các lớp học "2 trong 1", vừa dạy trực tiếp vừa trực tuyến theo từng lớp vì nếu lớp trực tiếp riêng, lớp trực tuyến riêng sẽ thiếu giáo viên trầm trọng.
Thầy giáo vừa dạy trực tiếp tại lớp kết hợp dạy online cho học sinh tại nhà. (Ảnh minh hoạ: N.A)
Ông Hà cho biết, hiện nhiều lớp chỉ khoảng 1/2 sĩ số học sinh đến trường, 4 giáo viên F0 phải ở nhà dạy online và toàn trường có 3 lớp phải chuyển sang học trực tuyến 100%. Để đảm bảo chương trình học, đặc biệt là học sinh lớp 9 - cuối cấp, trường yêu cầu giáo viên tập trung vào nội dung cốt lõi theo đúng hướng dẫn dạy học thích ứng với dịch bệnh của Bộ GD&ĐT, giảm mức độ yêu cầu.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng trường Lômônôxốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, một số khối lớp, bộ môn đang thiếu người dạy dạy do giáo viên mắc COVID-19. Nhà trường đang lo lắng, nếu tình hình dịch căng thẳng, số học sinh, giáo viên mắc COVID-19 tăng cao, việc học nguy cơ trở về gần như trạng thái chủ yếu học trực tuyến.
Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh (Q.Đống Đa) chia sẻ, giáo viên dạy học thời điểm này là cực kỳ áp lực và vất vả. Nhà trường không ngại về giải pháp công nghệ khi phải dạy hỗn hợp nhiều hình thức nhưng nỗi lo lắng nhất lúc này là học sinh và giáo viên bị F0 tăng theo các ngày, cũng dẫn đến việc không có giáo viên dạy thay cho đồng nghiệp.
Với những giáo viên F0, nhà trường sẽ giảm số tiết dạy để họ có thời gian được nghỉ ngơi, điều trị. Tuy nhiên, các giáo viên khác sẽ bị tăng số tiết dạy học. Việc này được sắp xếp trên tinh thần tự nguyện giúp đỡ giữa các giáo viên. "Trường cố gắng không để việc học của học sinh bị gián đoạn khi các giáo viên không may mắc COVID-19", ông nói và hy vọng phụ huynh, học sinh đồng lòng và sớm có phương án tốt hơn, chấp nhận sống chung với dịch bệnh trong thời gian tới.
Nguồn (VTC News)
Tin mới
- Xôn xao về đoạn tin tài xế xe ôm công nghệ tiết lộ doanh thu hơn 60 triệu/tháng, gửi lời chúc đồng nghiệp đạt 5 triệu/ngày? - 01/03/2022
- [Infographic] Bộ Y tế ban hành: Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà - 28/02/2022
- Giá xăng tiếp tục tăng vào ngày mai? - 28/02/2022
- Vừa 'thổi' giá kit test nhanh, chủ tiệm thuốc đã bị 'mất trí nhớ' khi bị kiểm tra - 27/02/2022
- EVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong sản xuất, kinh doanh điện - 26/02/2022
- Xử lý nghiêm việc găm hàng, tăng giá bộ xét nghiệm, máy SpO2 - 25/02/2022
- Đà Nẵng cảnh báo tình trạng F0 tự điều trị và không khai báo - 23/02/2022
- Hướng dẫn đầy đủ của Bộ Y tế và các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà - 23/02/2022
- Covid-19 kéo dài tàn phá cơ thể thế nào - 22/02/2022
- Bị lừa trên mạng, thủ phạm học chiêu trò để lừa lại hơn 60 người khác - 22/02/2022
Các tin khác
- Vượt mốc 26.000 đồng/lít sau khi tăng gần 1.000 đồng/lít, giá xăng xác lập kỷ lục mới - 21/02/2022
- F0 điều trị tại nhà, không khai báo với trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này - 21/02/2022
- Giá xăng dầu có thể lại tăng mạnh vào ngày mai - 20/02/2022
- Đà Nẵng sắp chi hỗ trợ 3 triệu đồng tới hộ dân gặp khó khăn do Covid-19 - 18/02/2022
- Bắt giữ hơn 85.000 test nhanh COVID-19 nhập lậu trị giá hơn 8 tỷ đồng - 18/02/2022
- Trẻ mầm non đi học từ ngày 21-2 - 16/02/2022
- Tìm thấy thi thể nghi là nam sinh viên mất tích khi đi nhập học ở TP.HCM - 15/02/2022
- Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc Covid-19 - 14/02/2022
- Valentine 2022: Màn tỏ tình ấn tượng vừa diễn ra tại Hà Nội với 99.999 bông hồng - 14/02/2022
- Bộ Tài chính: Điều chỉnh giá xăng dầu 10 ngày/lần là hợp lý - 12/02/2022